Việt Nam ta có không ít những nghi lễ, phong tục cúng bái trong các ngày đặc biệt trong năm. Trong số đó phải kể đến ngày tết Thanh Minh, ngày con cháu quay quần chăm sóc và dâng hương cho mộ phần của ông bà tổ tiên. Hãy cùng Mỹ nghệ Hoàng Phúc theo dõi rõ hơn về ngày tết này qua bài viết sau đây.
Tết Thanh Minh là ngày gì? Ý Nghĩa của ngày tết Thanh Minh
Tết Thanh Minh hay còn gọi là tiết Thanh Minh, là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí theo lịch âm của các quốc gia phương Đông và đã được coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh thường đến sau lập xuân khoảng 45 ngày. “Thanh” có nghĩa là khí trong, còn “minh” là sáng sủa. Hiểu theo nghĩa đen thì vào khoảng thời gian này, bầu trời thường trong xanh, quang đãng và sáng sủa nên gọi là Tiết Thanh Minh.
Theo lịch âm của người phương Đông, tết Thanh Minh rơi vào khoảng thời gian từ ngày mùng 4 hoặc mùng 5 tháng 4 cho đến ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch sẽ kết thúc tiết xuân phân.
Ý nghĩa của tết Thanh Minh đối với người Việt
Tuy ngày Thanh Minh không phải là cái tết lớn trong năm của người Việt, nhưng nó lại là ngày mang ý nghĩa vô cùng quan trọng với toàn thể dân ta. Đây là dịp để con cháu khắp mọi nơi tụ họp về dâng hương cho tổ tiên của mình, bày tỏ lòng thành kính, xứng đáng với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam bao đời nay.
Trong tiết Thanh minh này, mọi người trong gia đình, dòng họ sẽ tề tựu, quây quần lại bên nhau. Đồng thời cùng nhau bàn bạc và phân chia về việc vệ sinh, dọn dẹp mộ của những người đã khuất như thế nào, cần chuẩn bị mâm cỗ như thế nào để dâng lên cúng…
"Thanh Minh trong tiết tháng 3 - Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh"
Những hoạt động thường làm trong ngày tết Thanh Minh
Cúng bái ông bà, tổ tiên
Đây là việc làm để bày tỏ lòng hiếu thảo và tri ân đối với ông bà tổ tiên đã khuất. Người ta thường cúng các món ăn như xôi, gà luộc, bánh trôi, bánh chay... và các loại hoa quả theo mùa.
Tục tảo mộ của người Việt
Đối với người Việt, tết Thanh Minh là dịp đặc biệt để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức và tấm lòng thành của người sống dành cho người đã khuất. Công việc chính của tảo mộ là sửa sang sạch sẽ các ngôi mộ của tổ tiên. Trong tiết Thanh Minh là khoảng thời gian mà khí trời trong sáng và thanh khiết nhất, bầu trời quang đãng và thời tiết mát mẻ. Chính vì vậy ông bà xưa thường lựa chọn thời điểm này để làm cỏ và đắp đất mới lên mộ (tảo mộ).
Sau đó, những người quét mộ thắp vài nén nhang cho linh hồn người đã khuất, đốt tiền giấy vàng bạc hoặc dâng một bó hoa rồi mới về nhà để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Con cháu chân thành ghi nhớ những điều tốt đẹp của tổ tiên, phong tục quét mộ trong dịp Tết Thanh Minh được nhắc đến trong nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam như Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du hay Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn. Đây là phong tục tất yếu của người Việt từ xưa đến nay.
>>> 5+ lý do nên chọn hũ đựng tro cốt ngọc lưu ly tại mỹ nghệ hoàng phúc
Khám phá lễ vật dâng hương ngày tết Thanh Minh
Tùy theo phong tục từng địa phương, vùng miền mà mâm cúng tết Thanh Minh sẽ có sự khác nhau. Nhìn chung các lễ vật chủ yếu vẫn là một mâm cơm đạm bạc để dâng ông bà tổ tiên. Lễ vật cúng tiết Thanh Minh thường bao gồm xôi, gà luộc, cơm trắng, canh măng, miến xào hay hủ tiếu xào, trầu cau, hoa quả, tiền vàng, hoa, hương, đèn cầy.
Cúng ở ngoài mộ: Sau khi tảo mộ xong, gia chủ bắt đầu sắp xếp đồ cúng ra mâm, dĩa cẩn thận. Hoa quả và tiền vàng được đặt chung, nhưng mâm cỗ mặn thì đặt riêng. Sau đó, người đại diện gia đình thắp nhang, đèn, cắm 1 hoặc 3 nén nhang và vái 3 lần để bày tỏ lòng thành với thổ công thổ địa. Kế tiếp đó là đọc văn khấn gia tiên về và cầu nguyện cho gia đình luôn khỏe mạnh và sung túc cả năm.
Trong lúc chờ hương tàn, gia chủ cùng các thành viên ra khu lăng mộ của gia đình để thắp hương và xin phép dọn dẹp. Khi hương cháy được 2/3 thì gia chủ có thể tạ lễ, hóa vàng, xin lộc rồi ra về.
Nhiều họat động được diễn ra trong tết Thanh Minh
Cúng tại nhà: Trước khi thực hiện nghi thức cúng kiếng, gia chủ cần dọn dẹp nhà cửa và bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng. Chuẩn bị mâm cỗ sẵn để cúng sau khi cúng thanh minh ở mộ về. Khi cúng, gia chủ thắp hương khấn vái tương tự như các tục cúng khác, nên tập trung và thành tâm để tổ tiên có thể cảm nhận tấm lòng của gia đình.
Một số điều kiêng kỵ cần tránh vào ngày Thanh Minh
– Khi viếng thăm mộ, bạn nên tránh đi qua mộ của người khác, không giẫm đạp cũng như đá đồ cúng để tránh mang vận xui. Các thanh niên và trẻ em cần lưu ý kỹ đến điều này.
– Chị em phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, mang thai hay người hay bị phong hàn, thấp khớp hạn chế đi tảo mộ, điều này giúp bạn tránh bị ảnh hưởng bởi âm khí và năng lượng xấu.
– Nhiều người có thói quen chụp hình lưu giữ kỉ niệm với gia đình và người thân. Lời khuyên chân thành là nên hạn chế điều này ở những khu vực linh thiêng và tâm linh.
– Nên cẩn thận với những ngôi mộ lâu năm hoặc ở nơi ẩm thấp, bạn nên cẩn thận có rắn rết trú ngụ. Kiểm tra kỹ trước khi bắt đầu dọn dẹp, vệ sinh mộ phần.
– Không đùa giỡn quá trớn, to tiếng, tùy tiện chỉ trỏ và mộ phần của người khác. Như vậy được xem là bất kính với người mất, khiến họ sẽ phật lòng.
– Điều cần nhớ là giữ gìn vệ sinh chung trong khu vực tảo mộ, không vứt xả rác bừa bãi, thu dọn bao bì đựng nhang, đồ cúng đúng nơi quy định.
Vừa rồi những thông tin liên quan đến ngày tết Thanh Minh mà Mỹ Nghệ Hoàng Phúc muốn gửi đến quý đọc giả. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm những hủ đựng tro cốt cho người thân quá cố của mình, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Mỹ nghệ Hoàng Phúc nhé!
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI MỸ NGHỆ HOÀNG PHÚC
Địa chỉ: 77B đường số 16, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0922.268.777
Email: mynghehoangphuc@gmail.com
Website: hutrocot.com